gas Petrolimex giá gas petrolimex van gas bộ bình bếp gas giá gas giá gas hôm nay
Chúng tôi khuyên bạn nên mua máy photocopy. Thành Đồng Copier chuyên cho thuê máy photocopy, bán máy photocopy, sửa máy photocopy

Tổ chức - Hoạt động

Chương trình khi tôi 18 - huyện hưng hà
Trung tâm GDTX huyện Hưng Hà
Trường THPT Trần Thị Dung
Trường THPT Hưng Nhân
Trường THPT Bắc Duyên Hà

Thăm dò ý kiến

Các chuyên mục trên Website của tuổi trẻ Hưng Hà đã cung cấp đầy đủ cho thanh niên chưa?

Đã đầy đủ các chuyên mục

Còn thiếu, chưa cung cấp đầy đủ

Trang nhất » Tin Tức » Tin tức tổng hợp

Bản anh hùng ca bất tử

Thứ sáu - 26/04/2013 07:12
Ðúng dịp kỷ niệm 25 năm ngày hy sinh của 64 cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam chiến đấu bảo vệ đảo Gạc Ma (14/3/1988 - 14/3/2013), trong đó có các liệt sĩ là con em quê hương Thái Bình, chúng tôi được gặp gỡ, tiếp xúc với gia đình, thân nhân của các liệt sĩ, được nghe kể lại những câu chuyện mà lòng thấy vô cùng cảm phục và trào dâng niềm tự hào.
 
 
Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy cùng lãnh đạo huyện Hưng Hà gặp gỡ, thăm hỏi gia đình, thân nhân Anh hùng Liệt sĩ Trần Đức Thông ngày 14/3/2013.
Ngày ấy, nền kinh tế của đất nước còn bộn bề bao khó khăn. Mặc dù vậy, ở nơi đảo xa, các cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam vẫn ngày đêm kiên cường bám trụ, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, quyết tâm giữ vững chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Trần Hoài Nam, con trai của Anh hùng Liệt sĩ Trần Ðức Thông (thôn Cộng Hòa, xã Minh Hòa, huyện Hưng Hà) - nguyên Phó Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146 Quân chủng Hải quân, nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa kể lại câu chuyện của cha mình: Là bộ đội nên bố tôi ít có thời gian ở nhà, mọi thông tin liên lạc đều qua thư từ. Tết năm ấy, bố tôi vẫn đang trong kỳ nghỉ phép thì nhận được điện khẩn của đơn vị. Tạm biệt vợ con, ông khoác ba lô lên đường mà chẳng thể ngờ rằng đó là cái tết cuối cùng được sum họp cùng gia đình. Lúc bấy giờ, mẹ tôi biết tình hình Trường Sa đang căng thẳng còn tôi mới 14 tuổi, chị gái Trần Thị Thu Hà 18 tuổi chỉ biết viết thư động viên bố giữ gìn sức khỏe, công tác tốt. Sau khi bố tôi hy sinh, mẹ tôi suy sụp nhưng vẫn gắng gượng nuôi dạy các con khôn lớn, trưởng thành. Bà ở vậy, giữ tấm lòng trung trinh thờ chồng cho đến khi qua đời sau một cơn bạo bệnh. Cả cuộc đời, bà dành trọn tình yêu thương cho chồng con!
 
Đảo Cô Lin hôm nay
 
Sau này, trong các chuyến công tác Trường Sa, chúng tôi được dự Lễ tưởng niệm 64 cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đã dũng cảm chiến đấu, hy sinh tại khu vực đảo Gạc Ma ngày 14 tháng 3 năm 1988, hiểu hơn về sự ngoan cường của những người lính biển, trong đó có Anh hùng Liệt sĩ Trần Ðức Thông. Ngày 2 tháng 3 năm 1988, ngay sau khi về tới đơn vị, Trần Ðức Thông lập tức lên tàu ra Trường Sa chỉ huy lực lượng chốt giữ các đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Ðao thuộc cụm đảo Sinh Tồn. Sáng sớm ngày 14 tháng 3 năm 1988, trong lúc Trần Ðức Thông chỉ huy bộ đội bốc dỡ vật liệu để xây dựng đảo thì 4 tàu hải quân Trung Quốc lao đến bắn xối xả vào tàu vận tải và cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đang làm nhiệm vụ. Trong khói lửa của cuộc chiến đấu không cân sức, Trung tá Trần Ðức Thông dù bị thương nặng nhưng vẫn chỉ huy bộ đội cho đến lúc hy sinh, cùng các đồng chí, đồng đội của mình biến quyết tâm “Dù địch vây ép, một tấc đất, chúng tôi quyết không lùi” thành hiện thực, thể hiện tinh thần anh dũng chiến đấu, quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Ngày 13 tháng 12 năm 1989, Trung tá Trần Ðức Thông được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.
 
25 năm đã qua đi nhưng Nam và Hà vẫn giữ nguyên trong mình những ký ức, kỷ niệm về người cha thân yêu. Lá thư cuối cùng mà cô con gái Trần Thị Thu Hà viết gửi bố Trần Ðức Thông hiện đang được lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng Hải quân Việt Nam. Còn Nam, ánh mắt rưng rưng trong nỗi xúc động, nhớ thương không giấu được niềm tự hào về cha mình: “Chị em tôi sẽ tiếp bước truyền thống của gia đình, sống, học tập, lao động, công tác thật tốt để xứng đáng với sự hy sinh của bố” - Nam khẳng định như thế.
 
Lễ tưởng niệm 64 cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam hy sinh tại đảo Gạc Ma ngày 14 tháng 3 năm 1988.
 
Cũng như chị em Nam, bao gia đình, bao người vợ, người mẹ vẫn đang từng ngày, mong ngóng phút giây được đón người thân, được đón chồng, con của mình trở về với quê hương. Nhưng các anh mãi mãi ở lại với Trường Sa, ở lại với những người đồng chí, đồng đội của mình, cống hiến trọn tuổi thanh xuân, trọn cuộc đời mình cho Tổ quốc.
25 năm đã trôi qua nhưng tấm gương về lòng quả cảm và tinh thần sẵn sàng hy sinh vì chủ quyền biển đảo và sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc của 64 cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam chiến đấu bảo vệ đảo Gạc Ma, quần đảo Trường Sa ngày 14 tháng 3 năm 1988 vẫn sáng mãi như một bản anh hùng ca bất tử. Sự hy sinh của các anh đã tô thắm truyền thống kiên cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam, của Quân đội nhân dân Việt Nam, nêu gương sáng về chủ nghĩa anh hùng cách mạng để mỗi chúng ta hôm nay soi vào, học tập và noi theo.

Tác giả bài viết: Bài, ảnh: MINH SƠN

Nguồn tin: http://baothaibinh.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 
Tài liệu sinh hoạt Chi đoàn
Tài liệu Đội sửa đổi 2015
Website huyện Hưng Hà
Website Tỉnh đoàn Thái Bình
nước khoáng Duyên Hải
Trần Dũng - đồ thờ xã Minh Tân, Hưng Hà, Thái Bình
Bia Đại Việt

Tin mới

    Video

    Thống kê truy cập

    Đang truy cậpĐang truy cập : 3


    Hôm nayHôm nay : 359

    Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 13137

    Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 2886149