gas Petrolimex giá gas petrolimex van gas bộ bình bếp gas giá gas giá gas hôm nay
Chúng tôi khuyên bạn nên mua máy photocopy. Thành Đồng Copier chuyên cho thuê máy photocopy, bán máy photocopy, sửa máy photocopy

Tổ chức - Hoạt động

Chương trình khi tôi 18 - huyện hưng hà
Trung tâm GDTX huyện Hưng Hà
Trường THPT Trần Thị Dung
Trường THPT Hưng Nhân
Trường THPT Bắc Duyên Hà

Thăm dò ý kiến

Các chuyên mục trên Website của tuổi trẻ Hưng Hà đã cung cấp đầy đủ cho thanh niên chưa?

Đã đầy đủ các chuyên mục

Còn thiếu, chưa cung cấp đầy đủ

Trang nhất » Tin Tức » Học tập và làm theo lời Bác

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất

Thứ tư - 20/05/2015 07:20
Trong quá trình dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm, dân tộc ta đã hình thành và phát triển nền văn hóa rực rỡ mà hạt nhân là chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, ý chí đấu tranh bất khuất, tinh thần nhân ái, khoan dung và ý thức cộng đồng, đại đoàn kết toàn dân tộc. Nền văn hóa ấy cùng những ảnh hưởng tích cực của văn hóa phương Đông đã hun đúc nên nhân cách Hồ Chí Minh, góp phần to lớn vào sự hình thành và phát triển tư tưởng của Người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh họp bàn mở Chiến dịch Điện Biên Phủ vào cuối năm 1953. Ảnh tư liệu

Chủ tịch Hồ Chí Minh họp bàn mở Chiến dịch Điện Biên Phủ vào cuối năm 1953. Ảnh tư liệu

Suốt những năm hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã có mặt ở nhiều nước, tiếp xúc với nhiều lớp người, thuộc nhiều dân tộc khác nhau. Khi đến các nước tư bản phát triển ở châu Âu và Bắc Mỹ, Người nhìn thấy cảnh giai cấp công nhân bị áp bức, bóc lột thậm tệ. Khi sang các nước châu Á, châu Phi và châu Mỹ la tinh, Người lại tận mắt thấy nhiều dân tộc bị thực dân thống trị hết sức hà khắc, dã man. Người thấy rõ ý chí quật cường của các dân tộc bị áp bức, tinh thần đấu tranh kiên cường của giai cấp công nhân, những người lao động cùng khổ ở khắp mọi nơi trên thế giới, kể cả nhân dân lao động ở chính nước Pháp. Nhận ra kẻ thù chung, Người đi đến một kết luận quan trọng: “Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản”. Từ lòng yêu nước, thương dân đến sự phân biệt xã hội có “hai giống người”, ở Nguyễn Ái Quốc đã có sự chuyển biến sâu sắc, hình thành ý thức giai cấp rõ rệt khiến Người đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, đỉnh cao của trí tuệ nhân loại một cách rất tự nhiên, như một tất yếu lịch sử. Được chủ nghĩa Mác - Lênin soi sáng, Nguyễn Ái Quốc “Vụt lớn lên, ngang tầm của con người làm nên lịch sử”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng cao đẹp của chủ nghĩa yêu nước chân chính kết hợp nhuần nhuyễn với chủ nghĩa quốc tế vô sản. Ngay từ khi đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, ánh sáng chân lý của thời đại, tấm lòng của Người luôn hướng về nhân dân các dân tộc bị áp bức, chiến đấu không mệt mỏi vì một thế giới hòa bình, các dân tộc được tự do và bình đẳng, con người được sống hạnh phúc. Người đã hết lòng, hết sức xây dựng sự đoàn kết, nhất trí giữa các đảng cộng sản anh em trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản trong sáng; không ngừng vun đắp quan hệ gắn bó, hữu nghị giữa các dân tộc Đông Dương, các nước láng giềng; cống hiến xuất sắc cả về lý luận và thực tiễn cho phong trào cộng sản và phong trào giải phóng dân tộc.

Tư tưởng Hồ Chí Minh, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thấm sâu vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội, trở thành văn hóa dân tộc. Sự đóng góp của Hồ Chí Minh về văn hóa không chỉ ở phương diện lý luận mà còn thắm đượm trong toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người, tỏa sáng trong mỗi việc làm, từng cử chỉ, từng mối quan hệ với đồng bào, đồng chí và bạn bè quốc tế. Cái cốt lõi trong tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh là lòng yêu nước, thương dân, thương yêu con người, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Người đề cao lý tưởng cứu nước, cứu dân “Tổ quốc trên hết”, “Dân tộc trên hết”, “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.

Ở Bác, nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch, nhà báo, người chiến sĩ, nhà chính trị - kết quyện chặt chẽ trong nhà văn hóa lớn Hồ Chí Minh. Bác Hồ là người mở đường cho báo chí, thơ văn cách mạng Việt Nam. Là một nhà thơ lớn, Bác đồng thời còn là một nhà văn giàu tính chiến đấu. Tất cả những gì Người viết ra đều là sự phản ánh trung thực vẻ đẹp cao quý trong đạo đức, trí tuệ và tâm hồn của một nhân cách lỗi lạc, vì vậy, tất cả đều hiện ra chân thực, giản dị, tự nhiên, vốn là những chuẩn mực tiêu biểu cho cái đẹp, cái hoàn thiện của con người.

Có thể nói, hình ảnh “Anh hùng giải phóng dân tộc” và “Danh nhân văn hóa” đã hòa quyện, tạo nên một nét riêng độc đáo ở Hồ Chí Minh, không chỉ là trong quá khứ mà đang ở hiện tại và sẽ tiếp tục tỏa sáng trong tương lai.

Với những cống hiến xuất sắc cho dân tộc và nhân loại tiến bộ, năm 1990, nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã công nhận Chủ tịch Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất Việt Nam”.

Nguyễn Thanh Hoàng
(Ban Tuyên giáo Thành ủy Cần Thơ)

Nguồn tin: http://baothaibinh.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: văn hóa

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn