Khi rơm rạ là của để dành
- Thứ năm - 04/07/2013 07:31
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Giữa cái nắng chói chang của buổi trưa hè, trên cánh đồng thôn An Lộc, xã Trung An (Vũ Thư) vẫn bắt gặp một nhóm người mải miết thu rơm từ những thửa ruộng gặt máy, chất lên xe thồ, xe máy chở về nhà. Một hình ảnh lạ bởi từ lâu nay thực trạng “người người đốt rơm, nhà nhà đốt rạ” trên đồng, bên đường giao thông... đã trở thành “thông lệ” vào mỗi mùa gặt.
Về Trung An, chúng tôi được ông Phạm Văn Thừ - Chủ nhiệm Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp cho biết: “An Lộc là thôn có thế mạnh về sản xuất rau màu của xã với diện tích trên 55 ha, trong đó chủ yếu là cây vụ đông: xà lách, mùi, thì là… sản phẩm rau an toàn ở đây được tiêu thụ khắp trong và ngoài tỉnh. Những năm gần đây, An Lộc đang tích cực đẩy mạnh sản xuất, mở rộng thêm diện tích cây màu hè: hành, kiệu, cải, thì là, diếp ngô… đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Với kỹ thuật, kinh nghiệm canh tác rau màu lâu năm, bà con nơi đây luôn chú trọng việc che phủ bề mặt luống sau khi gieo trồng vì điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự nảy mầm, phát triển của cây trồng. Nguyên liệu che phủ là giấy nilon, lưới màu… có chi phí đầu tư khá cao, nên bà con nông dân An Lộc vẫn giữ truyền thống tận dụng rơm rạ để thay thế”.
Ông Nguyễn Văn Bằng, thôn An Lộc cho biết: “Rơm, rạ tích trữ từ 3 sào lúa của gia đình dùng phục vụ che phủ 2 sào rau màu được 2 - 3 lứa (khoảng 3 tháng) là sẽ hoai mục hết. Một năm, nhà tôi gieo trồng khoảng 8 - 9 lứa rau, nên nhu cầu về nguyên liệu để phủ rau là rất lớn, vợ chồng tôi phải xin của họ hàng ở xã Song An, Việt Thuận hoặc tranh thủ đi gom rơm, rạ ở các cánh đồng lân cận”. Về An Lộc vào mùa gặt, dễ dàng thấy những xe kéo, xe thồ, xe máy lớn nhỏ ùn ùn chở rạ, rơm về phơi khắp đường làng, ngõ xóm, trong sân nhà… chất thành những đống to được che đậy cẩn thận như “của để dành”.
Người dân thôn An Lộc, xã Trung An (Vũ Thư) thu gom rơm, rạ.
Trung An là một trong những địa bàn sản xuất rau xanh lớn của huyện Vũ Thư với truyền thống hàng chục năm nay, không khí sản xuất trên các cánh đồng luôn tấp nập, sôi động quanh năm. Chỉ tính riêng thôn An Lộc có đến hơn 30 hộ kinh doanh, cung cấp các mặt hàng rau xanh cho các chợ trong và ngoài tỉnh. Hầu hết các thương lái trong thôn đều cần một lượng lớn “lạt mềm” bằng rạ để bó, buộc các loại rau màu.
Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, máy gặt đập liên hợp được sử dụng phổ biến trong khâu thu hoạch để giải phóng sức lao động cho nông dân nên để kiếm được loại rạ dài, dẻo, dai để bó rau cũng không đơn giản. Nhiều gia đình đã phải chịu vất vả, chấp nhận gặt thủ công, cắt gốc ở những chân ruộng cao, thân lúa đanh, tốt rồi xén lúa sao cho “rơm ngắn, rạ dài” tiện lợi cho việc bó rau. Loại rạ này được chọn lọc cẩn thận, làm sạch, buộc lại thành từng bó nhỏ rồi chống lên phơi khô 2 - 3 nắng, sau đó từng bó lớn được chất lên gác bếp hoặc che đậy cẩn thận tránh nước mưa, ẩm ướt làm mục, nát.
Theo chia sẻ của người dân trong thôn, vụ xuân năm nay, các thành viên của tổ dịch vụ kinh doanh rau xanh như anh Phùng Văn Sở, Hạ Văn Tín… còn mua rơm, rạ với giá 50.000 - 70.000 đồng/xe thồ do không có thời gian để đi “săn” rạ. Bà Nguyễn Thị Vui – Trưởng thôn An Lộc cho biết: “Từ nhiều năm nay ở An Lộc, tình trạng đốt rơm, rạ của người dân trong thôn rất ít. Chỉ một vài hộ có ruộng ở xa, nhà neo người nên phải đốt để dọn ruộng. Tuy nhiên, sau khi được chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động đồng thời giới thiệu những “mối” đang có nhu cầu về rạ thì hiện tượng trên đã không còn”.
Tiếng loa phóng thanh từ Trụ sở UBND xã vẫn hàng ngày truyền tải nội dung Công điện số 03 của UBND tỉnh về việc nghiêm cấm đốt rơm rạ; mô hình xử lý, tận dụng rơm, rạ của bà con thôn An Lộc được phổ biến, biểu dương trước toàn xã, được các thôn khác làm theo. Tuy không phải ý tưởng sáng tạo gì mới mẻ trong việc xử lý rơm, rạ tồn dư nhưng xuất phát từ nhu cầu phục vụ sản xuất, người dân đã góp phần giải quyết triệt để nguồn phụ phẩm nông nghiệp này. Rơm, rạ hoai mục giúp tái tạo chất mùn hữu cơ, làm tơi xốp đất góp phần nâng cao năng suất cây trồng. Người dân An Lộc nói riêng, Trung An nói chung có thể tự hào vì đã chấp hành nghiêm chỉnh quy định của Nhà nước, quan trọng hơn đó là ý thức của người dân đã góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe của chính bản thân, gia đình và xã hội. Mong rằng sẽ có thêm nhiều mô hình xử lý rơm, rạ để mỗi mùa gặt đi qua, nỗi lo về “khói” không còn.
Với kỹ thuật, kinh nghiệm canh tác rau màu lâu năm, bà con nơi đây luôn chú trọng việc che phủ bề mặt luống sau khi gieo trồng vì điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự nảy mầm, phát triển của cây trồng. Nguyên liệu che phủ là giấy nilon, lưới màu… có chi phí đầu tư khá cao, nên bà con nông dân An Lộc vẫn giữ truyền thống tận dụng rơm rạ để thay thế”.
Ông Nguyễn Văn Bằng, thôn An Lộc cho biết: “Rơm, rạ tích trữ từ 3 sào lúa của gia đình dùng phục vụ che phủ 2 sào rau màu được 2 - 3 lứa (khoảng 3 tháng) là sẽ hoai mục hết. Một năm, nhà tôi gieo trồng khoảng 8 - 9 lứa rau, nên nhu cầu về nguyên liệu để phủ rau là rất lớn, vợ chồng tôi phải xin của họ hàng ở xã Song An, Việt Thuận hoặc tranh thủ đi gom rơm, rạ ở các cánh đồng lân cận”. Về An Lộc vào mùa gặt, dễ dàng thấy những xe kéo, xe thồ, xe máy lớn nhỏ ùn ùn chở rạ, rơm về phơi khắp đường làng, ngõ xóm, trong sân nhà… chất thành những đống to được che đậy cẩn thận như “của để dành”.
Người dân thôn An Lộc, xã Trung An (Vũ Thư) thu gom rơm, rạ.
Trung An là một trong những địa bàn sản xuất rau xanh lớn của huyện Vũ Thư với truyền thống hàng chục năm nay, không khí sản xuất trên các cánh đồng luôn tấp nập, sôi động quanh năm. Chỉ tính riêng thôn An Lộc có đến hơn 30 hộ kinh doanh, cung cấp các mặt hàng rau xanh cho các chợ trong và ngoài tỉnh. Hầu hết các thương lái trong thôn đều cần một lượng lớn “lạt mềm” bằng rạ để bó, buộc các loại rau màu.
Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, máy gặt đập liên hợp được sử dụng phổ biến trong khâu thu hoạch để giải phóng sức lao động cho nông dân nên để kiếm được loại rạ dài, dẻo, dai để bó rau cũng không đơn giản. Nhiều gia đình đã phải chịu vất vả, chấp nhận gặt thủ công, cắt gốc ở những chân ruộng cao, thân lúa đanh, tốt rồi xén lúa sao cho “rơm ngắn, rạ dài” tiện lợi cho việc bó rau. Loại rạ này được chọn lọc cẩn thận, làm sạch, buộc lại thành từng bó nhỏ rồi chống lên phơi khô 2 - 3 nắng, sau đó từng bó lớn được chất lên gác bếp hoặc che đậy cẩn thận tránh nước mưa, ẩm ướt làm mục, nát.
Theo chia sẻ của người dân trong thôn, vụ xuân năm nay, các thành viên của tổ dịch vụ kinh doanh rau xanh như anh Phùng Văn Sở, Hạ Văn Tín… còn mua rơm, rạ với giá 50.000 - 70.000 đồng/xe thồ do không có thời gian để đi “săn” rạ. Bà Nguyễn Thị Vui – Trưởng thôn An Lộc cho biết: “Từ nhiều năm nay ở An Lộc, tình trạng đốt rơm, rạ của người dân trong thôn rất ít. Chỉ một vài hộ có ruộng ở xa, nhà neo người nên phải đốt để dọn ruộng. Tuy nhiên, sau khi được chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động đồng thời giới thiệu những “mối” đang có nhu cầu về rạ thì hiện tượng trên đã không còn”.
Tiếng loa phóng thanh từ Trụ sở UBND xã vẫn hàng ngày truyền tải nội dung Công điện số 03 của UBND tỉnh về việc nghiêm cấm đốt rơm rạ; mô hình xử lý, tận dụng rơm, rạ của bà con thôn An Lộc được phổ biến, biểu dương trước toàn xã, được các thôn khác làm theo. Tuy không phải ý tưởng sáng tạo gì mới mẻ trong việc xử lý rơm, rạ tồn dư nhưng xuất phát từ nhu cầu phục vụ sản xuất, người dân đã góp phần giải quyết triệt để nguồn phụ phẩm nông nghiệp này. Rơm, rạ hoai mục giúp tái tạo chất mùn hữu cơ, làm tơi xốp đất góp phần nâng cao năng suất cây trồng. Người dân An Lộc nói riêng, Trung An nói chung có thể tự hào vì đã chấp hành nghiêm chỉnh quy định của Nhà nước, quan trọng hơn đó là ý thức của người dân đã góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe của chính bản thân, gia đình và xã hội. Mong rằng sẽ có thêm nhiều mô hình xử lý rơm, rạ để mỗi mùa gặt đi qua, nỗi lo về “khói” không còn.
Bài, ảnh: Nguyễn Thơi